Pa lăng là một loại thiết bị đảm bảo các thao tác nâng-hạ-di chuyển hàng hóa trong nhà xưởng, nhờ thế rất tiện dụng và có hiệu quả cao trong quá trình bốc xếp hàng hóa, được dùng rộng rãi trong các nhà máy sản xuất công nghiệp. Như ta đã biết, Palăng là thiết bị dùng hỗ trợ con người trong việc nâng hạ vật nặng khi không cần đến lực quá lớn (tải trọng không lớn). Bên cạnh việc lựa chọn cho mình chiếc pa lăng chất lượng với thương hiệu uy tín, sử dụng và bảo quản Pa lăng đúng cách và hiệu quả thì để bảo đảm an toàn cho palăng, hàng năm cần kiểm định palăng để tránh những nguy cơ dẫn đến gây tai nạn lao động. Bài viết dưới đây hướng dẫn bạn quy trình kiểm định Pa lăng xích và Pa lăng điện.
Theo quy định của Bộ Lao động thương binh và Xã hội, Pa lăng điện; Pa lăng kéo tay có tải trọng từ 1.000kg trở lên thuộc danh mục các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Vì vậy, mọi đơn vị, tổ chức có sử dụng thiết bị nâng này cần phải kiểm định theo định kỳ.
KIỂM ĐỊNH PA LĂNG XÍCH
Pa lăng xích là thiết bị nâng độc lập dùng sức người làm nguồn động lực, dùng để kéo vật lên cao hoặc theo phương ngang, sau khi kéo căng có thể neo giữ vật tạm thời.
Nguyên lý hoạt động của Pa lăng:
Khi kéo xích vô tận 8, xích này sẽ dẫn động quay đĩa xích 6 và làm quay trục vít 7, qua bộ truyền trục vít – bánh vít (7 , 4) đĩa xích 3 được dẫn động quay theo. Trường hợp đĩa xích 3 được dẫn động quay ngược chiều kim đồng hồ, vật sẽ được kéo lên; nếu dẫn động đĩa xích 3 quay theo chiều ngược lại, vật sẽ được hạ xuống.
Truyền động trục vít – bánh vít trong pa lăng có khả năng tự hãm giữ vật ở độ cao nào đó, để tăng tính an toàn người ta thiết kế có phanh tự động có bề mặt ma sát không tách rời 2
Palăng xích kiểu dùng truyền động trục vít –bánh vít:
1. Xích tải;
2. Phanh tự động có bề mặt ma sát không tách rời;
3. Đĩa xích kéo;
4. Bánh vít;
5. Móc treo palăng;
6. Đĩa xích dẫn động;
7. Trục vít;
8. Xích dẫn vô tận;
9 Móc treo vật
KIỂM ĐỊNH PA LĂNG ĐIỆN
Pa lăng điện là một tời điện có kết cấu gọn, các bộ phận động cơ điện, hộp giảm tốc và tang tời được bố trí thẳng hàng với tang tời ở giữa. Loại máy này thường được treo trên cao để nâng vật, và có thể có cơ cấu di chuyển trên một ray hoặc trên cánh dưới của dầm thép I đặt trên cao.
Pa lăng điện được có thể sử dụng độc lập để kéo vật hoặc dùng làm cơ cấu nâng của cần trục thiếu nhi, cầu trục.
Khi tiến hành kiểm định pa lăng thông thường ta theo các quy trình sau:
- Tiến hành kiểm tra bên ngoài, kiểm tra bên trong
- Tiến hành thử tải và vận hành thử
- Kiểm tra cáp treo xem có dấu hiệu bất thường
- Đối với Pa lăng điện thì tiến hành kiểm tra động cơ...
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH PA LĂNG
- Kiểm tra bên ngoài rồi mới đến bên trong
- Thực hiện việc thử tải và vận hành thử
- Kiểm tra cáp treo xem có dấu hiệu gì bất thường không như mòn, đứt,...
- Kiểm tra động cơ máy đối với Pa lăng điện
TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH
Khi tiến hành kiểm định các thiết bị nâng như Pa lăng xích kéo tay, Pa lăng xích lắc tay, pa lăng cáp điện, Pa lăng xích điện... cơ quan kiểm định phải tiến hành các công việc sau:
1. Kiểm tra bên ngoài
- Kiểm tra vị trí lắp đặt thiết bị, hệ thống điện, bảng hướng dẫn nội quy sử dụng, hàng rào bảo vệ, mặt bằng, khoảng cách và các biện pháp an toàn, các chướng ngại vật cần lưu ý trong suốt quá trình tiến hành kiểm định; sự phù hợp của các bộ phận, chi tiết và thông số kỹ thuật của thiết bị so với hồ sơ, lý lịch.
- Xem xét lần lượt và toàn bộ các cơ cấu, bộ phận của thiết bị nâng, đặc biệt chú trọng đến tình trạng các bộ phận
2. Kiểm tra kỹ thuật - Thử không tải.
Thử không tải các thiết bị pa lăng xích kéo tay, Pa lăng xích lắc tay, pa lăng cáp điện, Pa lăng xích điện chỉ được tiến hành sau khi kiểm tra bên ngoài đạt yêu cầu và phải tiến hành trình tự theo các bước sau:
- Tiến hành thử không tải các cơ cấu và thiết bị (mục 4.3.2 TCVN 4244 - 2005), bao gồm: tất cả các cơ cấu và trang bị điện, các thiết bị an toàn, phanh, hãm và các thiết bị điều khiển, chiếu sáng, tín hiệu, âm hiệu.
3. Các chế độ thử tải - Phương pháp thử
Thử tải chỉ được tiến hành sau khi thử không tải đạt yêu cầu và phải tiến hành trình tự theo các bước sau:
Thử tải tĩnh
- Thử tải tĩnh thiết bị nâng phải tiến hành chất tải với tải trọng bằng 125% (mục 4.3.2 - TCVN 4244 - 2005) trọng tải thiết kế hoặc trọng tải do đơn vị sử dụng yêu cầu (trọng tải do đơn vị sử dụng yêu cầu phải nhỏ hơn tải trọng thiết kế) và phải phù hợp với chất lượng thực tế của thiết bị.
- Thử tải tĩnh thiết bị nâng căn cứ vào loại thiết bị và được thực hiện theo mục 4.3.2 - TCVN 4244 - 2005.
- Thử tải tĩnh được coi là đạt yêu cầu nếu trong 10 phút treo tải, tải không trôi, sau khi hạ tải xuống, các cơ cấu và bộ phận của thiết bị không có vết nứt, không có biến dạng dư hoặc các hư hỏng khác (mục 4.3.2 - TCVN 4244 -2005).
(Nguồn: Dichvukiemdinh)
Ketnoitieudung là nhà phân phối các loại thang nhôm, thiết bị, máy móc công nghiệp, dụng cụ điện, dụng cụ cầm tay chính hãng chất lượng tốt nhất với giá rẻ cùng các chính sách ưu đãi – giao hàng nhanh 1-2h làm việc – bảo hành đảm bảo, khách hàng có thể liên hệ cùng chúng tôi để được tư vấn chuyên sâu về các sản phẩm cũng như chọn cho mình 1 sản phẩm phù hợp nhất với công việc
Post a Comment