Tư Vấn Dụng Cụ - Máy Móc

Tải trọng và tính toán tải trọng của Pa lăng

Tải trọng nâng của Pa lăng là trọng lượng tối đa mà máy có thể nâng được. Các tải trọng tác dụng lên Pa lăng bao gồm tải trọng do trọng lượng vật nâng, trọng lượng bản thân máy, tải trọng gió, tải trọng phát sinh khi vận chuyển, khi dựng lắp, tải trọng xuất hiện do biến dạng nhiệt các chi tiết má, tải trọng động phát sinh khi mở máy và phanh các cơ cấu máy,...
 
 
Các tải trọng có thể tác dộng thường xuyên hoặc không thường xuyên, theo quy luật hoặc không theo quy luật lên máy lên máy. Trong từng trường hợp, trạng thái làm việc cụ thể các tải trọng nâng của Pa lăng được tính toán theo các cách khác nhau.
 
1. Tải trọng nâng danh nghĩa Q, N
 
Tải trọng nâng danh nghĩa là trọng lượng lớn nhất của vật nâng mà Pa lăng có thể nâng được và được tính theo công thức sau:
 
Q = Qm + QH
 
Trong đó: - Qm là trọng lượng của thiết bị mang
              - QH là trọng lượng danh nghĩa của vật nâng, tức là trọng lượng lớn nhất của vật mà máy có thể nâng được

 
2. Tải trọng do trọng lượng bản thân Pa lăng
 
Trọng lượng bản thân Pa lăng bao gồm trọng lượng của các chi tiết, cụm máy và kết cấu kim loại. Trong tính toán các chi tiết của cơ cấu thường thì người ta sẽ bỏ qua trọng lượng bản thân của nó (trừ một số trường hợp có trọng lượng lớn).
 
Khi tính toán, thiết kế máy mới, trọng lượng chung của máy chưa được xác định. Để tính sơ bộ trọng lượng các cụm máy và toàn bộ máy có thể dựa vào các công thức kinh nghiệm, bảng, đồ thị trong các tài liệu chuyên ngành hoặc dựa vào các loại máy tương tự để xác định sơ bộ trọng lượng của máy. Trong bước tính toán chính xác cần tiến hành tính toán lại trọng lượng để so sánh với bước tính toán sơ bộ và điểu chỉnh cho đúng.

 
3. Tải trọng gió 
 
Đối với các loại Pa lăng làm việc ngoài trời cần tính toán đến tải trọng do gió gây ra. Tải trọng gió thay đổi một cách ngẫu nhiên, trị số phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu của từng vùng.
 
 Toàn bộ tải trọng gió được xem như tác dụng theo phương ngang và được tính theo công thức:
 
Wg = q.n.c.β.A
 

Trong đó: 
 
q - áp lực gió (N.m2)
n - hệ số kể đến sự tăng áp lực gió theo chiều cao
c - hệ số cản khí động học
β - hệ số động lực học kể đến đặc tính xung động của tải trọng gió
A - hệ số phụ thuộc tải trọng nâng Q và tấm với L


4. Tải trọng khi dựng lắp
 
Khi này tải trọng do trọng lượng bản thân được lấy tăng lên 15 - 20%. Phải kể đến tải trọng gió cũng như các lực xuất hiện trong quá trình dựng lắp. Áp lực gió lấy khoảng 500 N/m2
 

5. Tải trọng động
 
Để khảo sát đọng lực học Pa lăng cần phải xây dựng được mô hình bài toán về động lực học máy sau đó lập và giải phương trình chuyển động của hệ thống.
 
Cơ cấu Pa lăng có thể quy về sơ đồ đơn giản nhất bao gồm có một khối lượng, cũng có thể quy về sơ đồ hai, ba khối lượng hoặc nhiều hơn. Các khối lượng quy dẫn được liên kết với nhau bằng các phần tử đàn hồi. Bài toán sẽ càng phức tạo khi số các khối lượng càng lớn. Trong các bài toán thực tế thường dùng các sơ đồ đơn giản sao cho vẫn mô tả được quá trình làm việc của máy, đồng thời kết quả có độ chính xác có thể chấp nhận được. 

Cách tính toán tải trọng nâng trên có thể áp dụng cho Pa lăng xíchPa lăng cáp điện và hầu hết các loại máy nâng khác.
 
Để tìm hiểu sâu hơn về động lực học máy nâng  có thể tham khảo các tài liệu chuyên ngành.
 
(Nguồn: palangdaesan)
 
Ketnoitieudung là nhà phân phối các loại thang nhôm, thiết bị, máy móc công nghiệpdụng cụ điệndụng cụ cầm tay chính hãng chất lượng tốt nhất với giá rẻ cùng các chính sách ưu đãi – giao hàng nhanh 1-2h làm việc – bảo hành đảm bảo, khách hàng có thể liên hệ cùng chúng tôi để được tư vấn chuyên sâu về các sản phẩm cũng như chọn cho mình 1 sản phẩm phù hợp nhất với công việc.

Post a Comment

[blogger]

CÔNG CỤ - DỤNG CỤ GIÁ RẺ

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.