Kích thủy lực, hay còn gọi con đội thủy lực là sản phẩm được sử dụng rộng rãi để nâng vật nặng, cồng kềnh trong ngành thiết bị nâng hạ và được dùng trong gia đình, xưởng sản xuất, sửa chữa, lắp ráp ô tô hay trong các công ty, xí nghiệp,…Trước khi lựa chọn kích thủy lực ( con đội thuỷ lực ) phù hợp, bạn cần tìm hiểu các khái niệm cũng như tính ứng dụng của từng loại kích thủy lực dành cho mỗi loại công việc khác nhau. Việc tuyển lựa loại kích thủy lực chủ yếu dựa vào 2 nguyên tố căn bản là trọng tải cần nâng và hành trình nâng, dựa vào 2 nguyên tố này người dùng sẽ chọn lọc loại kích thủy lực thích hợp nhất với yêu cầu đưa ra để tối ưu và tối đa hiệu quả khi sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp 1 số thông tin cũng như các loại kích thủy lực, giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về sản phẩm và chọn cho mình 1 sản phẩm phù hợp cho công việc của mình.
Kích (con đội) thủy lực được dùng để nâng vật nặng
Kích Thủy Lực là gì?Kích thủy lực là một thiết bị dùng lực để nâng các vật nặng. Cơ chế chính mà lực được áp dụng khác nhau, tùy thuộc vào loại hình cụ thể của kích, thông thường là một vít hoặc một xi lanh thủy lực. Kích thủy lực có xu hướng mạnh mạnh mẽ hơn và có thể nâng tải trọng cao hơn.
Kích thủy lực hoạt động phụ thuộc vào lực tạo ra bởi áp lực. Kết nối hai xi lanh (một lớn và một nhỏ), sau đó áp dụng lực cho xi lanh một, áp suất tạo ra trong cả hai xi lanh là bằng nhau. Do một xi lanh có diện tích lớn hơn, nên dù áp lực trong xi lanh vẫn như cũ nhưng lượng xi lanh lớn hơn sẽ sản xuất cao hơn.
Kích thủy lực dựa vào nguyên tắc này để nâng vật nặng: sử dụng pittông bơm chuyển dầu qua hai xi-lanh. Pít tông là lần đầu tiên được vẽ lại, mà mở van hút trong bóng và hút dầu vào buồng bơm. Khi pít tông được đẩy về phía trước, dầu di chuyển qua một van xả bên ngoài vào trong buồng xi lanh và van hút đóng lại, kết quả thu được trong việc xây dựng áp suất bên trong xi lanh.
Kích thủy lực hoạt động phụ thuộc vào lực tạo ra bởi áp lực. Kết nối hai xi lanh (một lớn và một nhỏ), sau đó áp dụng lực cho xi lanh một, áp suất tạo ra trong cả hai xi lanh là bằng nhau. Do một xi lanh có diện tích lớn hơn, nên dù áp lực trong xi lanh vẫn như cũ nhưng lượng xi lanh lớn hơn sẽ sản xuất cao hơn.
Kích thủy lực dựa vào nguyên tắc này để nâng vật nặng: sử dụng pittông bơm chuyển dầu qua hai xi-lanh. Pít tông là lần đầu tiên được vẽ lại, mà mở van hút trong bóng và hút dầu vào buồng bơm. Khi pít tông được đẩy về phía trước, dầu di chuyển qua một van xả bên ngoài vào trong buồng xi lanh và van hút đóng lại, kết quả thu được trong việc xây dựng áp suất bên trong xi lanh.
Ứng dụng:
- Kích thủy lực được sử dụng rộng rãi trong lắp đặt máy móc, tại công trường hoăc trong garage xe
- Là thiết bị nâng tiêu chuẩn và phổ rộng cho phương tiện giao thông, máy xây dựng và máy công nghiệp
- Được sử dụng tại những nơi dành cho thuê máy móc, máy chống thảm họa thiên nhiên, chống động đất
- Được coi là thiết bị tối ưu cho nâng vật nặng với chỉ cần lực nâng nhỏ nhất.
Các loại Kích Thủy LựcKích thuỷ lực có 02 loại cơ bản là kích thuỷ lực 1 chiều và kích thuỷ lực 2 chiều.
- Kích thủy lực 1 chiều (Kích thủy lực tác động đơn, kích đứng).
Kích thủy lực 1 chiều còn gọi là kích đứng, con đội đứng - đây là loại kích thủy lực đơn thuần nhất và được sử dụng nhiều nhất trong các dòng kích thủy lực. Kích thủy lực 1 chiều chủ yếu dùng để nâng hạ các thiết bị có tải trọng lớn theo chiều đứng (dọc) sử dụng kết hợp với bơm tay thủy lực hoặc bơm điện thủy lực. Khi thao tác với bơm thủy lực thì kích thủy lực sẽ nâng lên, kích thủy lực có tích hợp sẵn lò xo để khi mở van bơm thủy lực thiết bị sẽ hạ xuống tự động.Kích thủy lực 1 chiều là loại kích thủy lực được sử dụng phổ biến nhất với tải trọng từ 1 – 1000 tấn cùng hành trình nâng khác nhau. Đây là loại kích thủy lực sử dụng nhiều nhất hiện nay.
- Kích thủy lực 2 chiều (Kích thủy lực tác động kép, kích ngang).
Kích thủy lực 2 chiều hay còn gọi là kích ngang, con đội ngang đây là loại kích thủy lực hoạt động theo 2 chiều có thể nâng và hạ theo ý muốn của người sử dụng chủ yếu dùng theo chiều ngang. Việc lựa chọn loại kích thủy lực 2 chiều cũng dựa vào tải trọng và hành trình để chọn loại phù hợp nhất so với yêu cầu đưa ra.Tuỳ theo các ứng dụng khác nhau, kích thuỷ lực được biến thể thành nhiều loại khác nhau như kích thuỷ lực có lỗ thông tâm, kích thuỷ lực có khoá an toàn trên đầu (lock nut), kích thuỷ lực lùn, kích thuỷ lực còi (thân mảnh khảnh, dài, đường kính ty nhỏ),…
- Kích thủy lực 1 chiều rỗng hay còn gọi là kích lỗ loại này thường dùng trong các yêu cầu đặc biệt như tháo lắp bạc đạn hoặc nâng hạ những vật có trục ở giữa.
- Kích thủy lực có vòng hãm – khóa ren: Kích thủy lực có vòng hãm là loại kích thủy lực được thiết kế 1 khóa ren để khi nâng lên đến 1 vị trí nào đó thì khóa ren có tác dụng giữ cố định không cho kích hạ xuống được. Khi muốn hạ xuống bắt buộc người sử dụng phải mở lỏng khóa ren và dùng 1 vật nặng đè xuống để kích có thể hạ xuống được vì loại này thiết kế không có lò xo hồi dầu tự động.
- Kích thủy lực lùn (dẹp) hành trình nhỏ: Kích thủy lực lùn là loại kích thủy lực có chiều cao ban đầu nhỏ, ngắn. Thường dùng trong các yêu cầu bị giới hạn bởi chiều cao, chiều rộng hoặc không gian chật hẹp. Loại này cũng được sử dụng khá phổ biến trong thị trường Việt Nam. Lưu ý: hành trình nâng của kích thủy lực loại này thường rất bé.
- Kích thủy lực lùn (dẹp) hành trình lớn: Cũng giống như loại kích thủy lực lùn ở trên tuy nhiên loại này có hành trình nâng lớn hơn.
- Kích thủy lực móc (con đội móc): Kích thủy lực móc có thể nâng được 2 đầu: 1 đầu đội và 1 đầu móc. Thông thường tải trọng tối đa ở đầu móc sẽ bằng 1 nữa so với đầu đội.
Kích thuỷ lực còn được phân làm 02 loại, do đặc tính hồi về bằng cái gì?
- Hồi về bằng lò xo (spring return): Tức là trong thiết kế, lòng xy lanh cùng với piston, ty ben... được liên kết với 1 lò xo nằm bên trong. Khi vận hành, ty ben sẽ kéo căng lò xo, khi hoàn thành ứng dụng, xả dầu về bơm, áp lực dầu giảm, lò xo sẽ kéo cây ty hay piston về vị trí cân bằng. Quá trình này nhanh hay chậm còn thuỳ thuộc độ cứng của lò xo và lưu lượng dầu đi qua valve 1 chiều để về bơm.
- Hồi về bằng tải (load return): Loại kích thuỷ lực này không có cơ cấu lò xo như trên, nên khi vận hành xong, dầu hồi về bơm do dự ứng lực và tải trọng của cơ cấu kích. Loại kích này có tốc độ hồi về rất chậm so với loại hồi về bằng lò xo. Anh em sử dụng thường cưỡng bức nó xuống cho nhanh bằng cách đè lên đầu kích hoặc dùng vật nặng đè lên. Loại kích này không dùng với người nóng tính hoặc các ứng dụng có chu trình lặp lại thao tác nhanh.
Vì kích thuỷ lực (con đội thủy lực) mang đặc tính nâng/hạ các vật thể nặng, do vậy cần chú ý đến vấn đề an toàn, cách sử dụng ra sao, cơ cấu phụ trợ như thế nào để có thể sử dụng sản phẩm đúng cách nhất.
Sử dụng kích thủy lực cùng các thiết bị phụ trợ đúng cách và an toàn
Ketnoitieudung là nhà phân phối các loại kích thủy lực (con đội thủy lực) chính hãng chất lượng tốt nhất với giá rẻ cùng các chính sách ưu đãi – giao hàng nhanh 1-2h làm việc – bảo hành đảm bảo, khách hàng có thể liên hệ cùng chúng tôi để được tư vấn chuyên sâu về các sản phẩm Kích Thủy Lực (con đội thủy lực) cũng như chọn cho mình 1 sản phẩm phù hợp nhất với công việc.
Biên tập bởi Ketnoitieudung.vn
Post a Comment